Phương Tây trong chiến tranh Libya: Cứu trợ hay chống lại nhân loại?



Bước sang tuần thứ hai của cuộc chiến Libya, trong khi liên quân phương Tây đang cố tìm cách khoác cho phe đối lập Libya một cái áo hợp pháp thì ít ai biết được rằng, lượng tên lửa và bom đạn được liên quân rải xuống Libya trong suốt những ngày qua lại mang theo một lượng đáng kể uranium làm nghèo.
Nếu phương Tây coi sự can thiệp quân sự vào Libya là nhằm cứu trợ nhân đạo, bảo vệ người dân thường Libya, thì không hiểu ai sẽ là người phải hứng chịu về lâu dài lượng phóng xạ tích tụ ở những nơi mà vô số quả tên lửa và đạn pháo này rơi xuống?
Thế giằng co giữa quân nổi dậy và lực lượng trung thành với nhà lãnh đạo Gaddafi
Với sự yểm trợ của hỏa lực liên quân phương Tây, quân nổi dậy tại Libya, vốn chỉ còn biết cố thủ ở thành phố Benghazi trước thời điểm phương Tây triển khai chiến dịch quân sự, đã chiếm được nhiều thành phố quan trọng ở phía đông Libya từ tay quân đội chính phủ, giành lại quyền kiểm soát tất cả các thành phố dầu mỏ chủ chốt ở nửa phía đông của Libya như Es Sider, Ras Lanuf, Brega, Zueitina, Tobruk và một số thành phố, làng mạc khác. Tuy nhiên, khi lực lượng chống chính phủ tiến về thành trì Sirte của nhà lãnh đạo Gaddafi thì họ đã gặp phải bức tường sắt được dựng lên bởi lực lượng trung thành.
Ngày 28/3, quân đội trung thành với nhà lãnh đạo Gaddafi đã đẩy lùi cuộc tiến công của lực lượng chống chính phủ vào thành phố Sirte, chặn đà tiến công của lực lượng này hướng về thủ đô Tripoli. Ngày 30/3, lực lượng trung thành với Chính phủ Libya, được xe tăng và pháo hạng nặng yểm trợ, đã giành lại được thành phố chiến lược Ras Lanuf ở miền Đông, khi đẩy lùi lực lượng chống đối khỏi thành phố sản xuất dầu mỏ này. Trước đó, ngày 29/3, lực lượng chống đối tại Libya cũng đã phải rút khỏi thành phố Bin Jawad sau 2 ngày chiếm giữ. Đây là lần thứ hai lực lượng chống đối bị đánh bật khỏi thành phố Bin Jawad.
Trong một bức thư gửi tới hội nghị của các cường quốc diễn ra tại London, Anh, ngày 29/3 nhằm thảo luận về tương lai của Libya, ông Gaddafi đã yêu cầu chấm chứt "cuộc tấn công man rợ" nhằm vào nước ông. Trong bức thư, được gửi đến "nhóm liên lạc" của các nước họp bàn để vạch ra một tương lai thời hậu Gaddafi đối với Libya, ông Gaddafi đã so sánh các vụ không kích do NATO cầm đầu với các chiến dịch quân sự của Adolf Hitler trong Thế chiến thứ 2. Ông cho rằng, việc giải quyết tình hình hiện nay tại Libya phải được chuyển giao cho Liên minh châu Phi (AU), đồng thời cam kết nước này sẽ chấp thuận các phán quyết của Ủy ban cấp cao AU.
Trong khi đó, hành động quân sự của Mỹ và phương Tây nhằm vào Libya tiếp tục bị dư luận quốc tế lên án. Ngoại trưởng Nga Lavrov cho rằng cuộc xung đột tại Libya sẽ gây ra làn sóng người tị nạn mới, gây mất ổn định cho việc cung ứng năng lượng từ khu vực Trung Đông và Bắc Phi. Ngoại trưởng Lavrov tuyên bố: Nga phản đối việc cung cấp vũ khí cho lực lượng nổi dậy tại Libya và coi đó là hành động can thiệp không thể chấp nhận được.
Tổng Thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen ngày 31/3 đã lên tiếng phản đối ý tưởng của Mỹ và Anh về việc vũ trang cho lực lượng nổi dậy tại Libya, khẳng định NATO hiện diện tại quốc gia Bắc Phi này để bảo vệ và không vũ trang cho người Libya. Trước đó, London và Washington nói rằng những nghị quyết hiện nay của HĐBA LHQ về Libya có thể cho phép các chính phủ nước ngoài cung cấp vũ khí cho quân nổi dậy đang tìm cách lật đổ nhà lãnh đạo Gaddafi, bất chấp lệnh cấm vận vũ khí hiện vẫn có hiệu lực.
Chiếc áo hợp pháp - quân nổi dậy tại Libya mặc có vừa?
Liên quan tới những hoạt động quân sự và chính trị của liên quân, Tổng thư ký NATO Rasmussen thông báo là kể từ 6 giờ sáng (GMT) hôm 31/3, khối NATO đã nắm quyền chỉ huy toàn bộ các chiến dịch của quốc tế ở Libya. Các chiến dịch của NATO đặt dưới quyền chỉ huy của tướng Charles Bouchard, người Canada, từ bộ tư lệnh đặt ở Napoli, Italia. Với việc chuyển giao quyền chỉ huy cho khối NATO, như vậy là Mỹ không còn đứng ở tuyến đầu nữa.
Về các hoạt động chính trị, ngày 29/3 tại London, đại diện 40 nước tham dự hội nghị hoạch định tương lai của Libya đã "nhất trí rằng nhà lãnh đạo Gaddafi và chính quyền của ông đã mất hoàn toàn tính hợp pháp và sẽ phải chịu trách nhiệm về những hành động của mình" và quyết định thành lập một "Nhóm tiếp xúc". Nhóm này được phân công chỉ đạo về chính trị trong chiến dịch quân sự tại Libya, trong sự phối hợp với LHQ và các liên minh khu vực.
"Nhóm tiếp xúc" còn có nhiệm vụ phối hợp quốc tế để tìm giải pháp cho Libya, và là nơi để cộng đồng quốc tế tiếp xúc với các phe phái trong cuộc xung đột tại Libya. "Nhóm tiếp xúc" bao gồm khoảng 20 thành viên, trong đó có đại diện của 15 quốc gia, phần còn lại là các đại diện của LHQ, EU, Liên đoàn Arập... Cuộc họp đầu tiên của nhóm này sẽ diễn ra tại Qatar, thành viên Liên đoàn Arập, nước tham gia tích cực nhất vào các hoạt động của liên quân cho đến nay.
Theo Ngoại trưởng Pháp Alain Juppé, nhiệm vụ giữa các nhà chính trị và giới quân sự, kể từ đây đã được phân định rõ ràng: việc chọn các mục tiêu trên chiến trường sẽ do NATO đảm nhiệm, còn nhiệm vụ chính trị thì như trên đã nói. Tuy nhiên, ngoài việc thành lập "Nhóm tiếp xúc", phương Tây cũng đang cố tình gán cho quân nổi dậy tại Libya một cái mác hợp pháp. Có thể dễ dàng nhận thấy rằng, trong số các cuộc nổi dậy tại Trung Đông và Bắc Phi gần đây thì chưa có nơi nào mà phe nổi dậy lại không có tên tuổi như tại Libya. Nếu như tại Ai Cập và Tunisia, phe chống đối là những thế lực khá lớn, dưới sự lãnh đạo của các thủ lĩnh có chút tên tuổi thì tại Libya, lãnh đạo phe nổi dậy lại chỉ có một dúm người tự coi là Hội đồng Quốc gia lâm thời và hoàn toàn không thể đại diện cho toàn thể người dân Libya.
Tờ Figaro của Pháp cho biết: "Họ bao gồm khoảng mười mấy người, thậm chí có thể là 30 người. Hiện vẫn còn chưa biết hết tên tuổi của những người này. Hội đồng lâm thời do họ thành lập đã được nước Pháp công nhận". Theo tờ Le Figaro, Hội đồng quốc gia lâm thời do phe nổi dậy thành lập ngay từ những ngày đầu của cuộc nổi dậy, đặt trụ sở chính ngay tại tòa thị chính của thành phố Benghazi.
Ban đầu, Hội đồng này chỉ là một tập hợp không chính thức của các đại diện, đôi khi chỉ là những người tự tuyên bố, của các địa phương vừa được phe nổi dậy chiếm từ tay quân chính phủ. Hiện tại, các thành viên trong Hội đồng chưa muốn xem họ như là một chính phủ lâm thời. Về vấn đề này, có hai quan điểm trái ngược nhau. Một số lập luận rằng, thủ đô Tripoli vẫn còn nằm dưới quyền kiểm soát của nhà lãnh đạo Gaddafi. Điều trước mắt là cần phải giải phóng đất nước. Còn số khác thì cho rằng, nên thành lập một chính phủ lâm thời trước. Việc thành lập một chính phủ lâm thời khiến cho những người trong Hội đồng lo ngại sự chia cắt đất nước giữa phía đông của quân nổi dậy và phía tây dưới sự kiểm soát của ông Gaddafi.
Việc phe nổi dậy không có một thủ lĩnh "máu mặt" nào đã giải thích cho lý do tại sao thời gian đầu phương Tây chưa vội vã can thiệp vào Libya. Hiện nay, ngoài một số tên tuổi đã được biết đến như Moustapha Abdeljalil, cựu Bộ trưởng Tư pháp của Chính phủ Gaddafi, hay Ali Essaoui, cựu Đại sứ Libya tại Ấn Độ, thì tên của một số thành viên trong Hội đồng hiện vẫn còn được giữ bí mật.
Nay với sự trợ giúp của phương Tây, Hội đồng này đã bắt tay vào việc. Để né tránh vấn đề chính phủ lâm thời, một hội đồng điều hành đã được thiết lập. Một số vị trí quan trọng đã được bổ nhiệm như: vai trò thư ký do Abdeljalil đảm nhiệm, Ali Essaoui phụ trách về ngoại giao, còn phụ trách quân sự được giao cho Tướng Omar al-Hariri. Cuối tuần qua, họ cũng đã bổ nhiệm Ali Targouni, sống lưu vong tại Mỹ và từng là giáo sư tài chính tại Đại học Washington ở Seattle chuyên trách về dầu khí, kinh tế và tài chính. Riêng vấn đề về truyền thông và xã hội thì vẫn còn bỏ ngỏ. Trước mắt, ông Targouni, người phụ trách dầu khí, kinh tế và tài chính của Hội đồng chuyển tiếp, đã vạch ra một kế hoạch: thỏa thuận với Qatar để bán dầu.
Theo các nhà phân tích, việc phương Tây ủng hộ sự bổ nhiệm ông Targouni vào vị trí này thực chất là nhằm bảo vệ quyền lợi dầu hỏa của họ tại Libya, cụ thể đó là những hợp đồng mà các nhà đầu tư và các tập đoàn dầu khí phương Tây đã ký kết các với chính quyền Gaddafi trước đây.
Bom đạn phương Tây chứa chất phóng xạ
Ngoài việc cứ 10 quả tên lửa của phương Tây dội xuống Libya thì có ít nhất 1 quả trượt mục tiêu và đánh trúng vào những khu dân cư, thì cái đáng nói hơn là tất cả những quả tên lửa trên đều chứa uranium làm nghèo. Theo giáo sư Massimo Zucchetti, chuyên gia về chế tạo vũ khí hạt nhân tại Trường Đại học Bách khoa Turin, Italia, thì những vụ đánh bom của liên quân dưới cái mác "nhân đạo" sẽ giết chết hàng nghìn dân thường Libya trong những năm tiếp theo do ảnh hưởng từ phóng xạ.

Hơn 200 tên lửa Tomahawk chứa uranium làm nghèo được phóng đi từ chiến hạm USS Barry của Hải quân Mỹ vào các mục tiêu trong lãnh thổ Libya.

Ngày 30/3, Lầu Năm Góc cho biết trong vòng 24 giờ trước đó, liên quân đã bắn 22 quả tên lửa Tomahawk vào các mục tiêu tại  Libya, tiến hành 115 phi vụ không kích và tuần tiễu trên bầu trời nước này. Đây là lần đầu tiên trong vài ngày qua, liên quân sử dụng một lượng tên lửa Tomahawk nhiều như vậy để tấn công Libya, nâng tổng số tên lửa Tomahawk mà liên quân sử dụng từ ngày 19/3, khi bắt đầu can thiệp quân sự vào Libya, đến nay lên trên 200 quả.
Đô đốc James Stavridis - Tư lệnh tối cao Liên quân NATO cho biết, chi phí cho các cuộc tấn công quân sự của Mỹ vào Libya đã lên tới 550 triệu USD. Mỹ đã bắn ít nhất 192 trong tổng số 199 quả tên lửa Tomahawk nhằm vào các trung tâm chỉ huy và hệ thống phòng không của  Libya. Theo ông Stavridis, mỗi quả Tomahawk có giá 1,5 triệu USD.
Theo Giáo sư Massimo Zucchetti, uranium làm nghèo được sử dụng trong việc chế tạo tên lửa Tomahawk và một số loại bom được điều khiển từ xa. Uranium làm nghèo được trộn với chất titan bọc ở phần đầu tên lửa hoặc quả bom làm tăng sức đâm xuyên của vũ khí, đồng thời được sử dụng ở bộ phận giữ thăng bằng. Lượng uranium làm nghèo được dùng trong mỗi quả tên lửa Tomahawk hay bom điều khiển dao động từ 3 tới 400 kg.
Các nghiên cứu cho thấy uranium làm nghèo có tác động xấu đến sức khỏe con người, làm tổn hại thận và các thành phần máu, cũng như gây dị tật ở trẻ sơ sinh. Nhưng nguy hiểm hơn cả là nó có thể dẫn tới bệnh ung thư.
Trên thực tế, uranium làm nghèo đã được sử dụng trong chiến tranh vùng Vịnh năm 1991, trong các cuộc oanh kích của NATO và LHQ tại Nam Tư năm 1999; gần đây nhất là trong cuộc chiến tại Afghanistan và Iraq năm 2003.
Những tác động phóng xạ từ số tên lửa Tomahawk và bom điều khiển với môi trường và con người đến nay là không thể chối cãi. Trong chiến dịch không kích Nam Tư năm 1999, NATO đã sử dụng từ 31.000 đến 90.000 đầu đạn có sử dụng uranium làm nghèo. Theo các số liệu thống kê, hàng năm tại vùng Kosovo, một trong những khu vực của Serbia (Nam Tư cũ) đã hứng chịu nhiều bom đạn trong đợt không kích năm 1999, có tới 5.000 người chết vì bệnh ung thư, cao gấp ba lần so với số người chết vì cùng nguyên nhân tại đây trước cuộc không kích. Tỉ lệ người chết vì ung thư ở Kosovo là cao nhất tại khu vực Balkan.
Theo chuyên gia về chất độc thuộc Viện nghiên cứu vệ sinh an toàn lao động và chống phóng xạ Serbia Radomir Kavatrevik, tới nay các biện pháp làm sạch và khử độc phóng xạ chỉ được tiến hành tại bốn khu vực ở đông nam Serbia, trong khi còn tới 107 khu vực chịu ảnh hưởng chưa được đụng đến
  Mộc Thạch - Văn Bôl (tổng hợp)

23:50 | Posted in , , | Read More »

Bí mật việc bảo vệ thi hài và lăng Lenin



Năm 2006 đúng vào dịp kỷ niệm 135 năm ngày sinh Vladimia Ilich Lenin, Nga đã công bố nhiều tài liệu xưa nay vẫn được coi là tuyệt mật, trong đó có các tài liệu về việc bảo vệ thi hài và lăng Lenin trong suốt gần một thế kỷ. 
Nguyên nhân nào dẫn đến cái chết của Lenin?

Sau khi Cách mạng Tháng Mười thành công, Lenin trở thành chủ tịch đầu tiên của nhà nước Xô viết. Vì vậy, các thế lực thù địch đã tìm mọi cách ám sát Lenin. Chỉ tính từ tháng 1/1918 cho tới tháng 8/1918 đã có ít nhất 4 vụ ám sát nhằm vào Lenin, mà vụ nghiêm trọng nhất xảy ra vào buổi tối ngày 30/8/1918 ở Moscow khiến ông bị thương nặng. Rất may, các chiến sĩ bảo vệ đã đưa Lenin đi cấp cứu kịp thời nên không nguy hiểm tới tính mạng. Tuy vậy lần ám sát này đã ảnh hưởng rất nghiêm trọng tới sức khỏe của Lenin.
 
dd
Thi hài Lenin

Ngày 22/10/1922, sau khi rời khỏi trụ sở làm việc tại điện Kremli thì sức khỏe của Lenin đột ngột trở nên rất xấu. Chỉ trong vòng gần 2 tháng, ông đã viết tổng cộng tới 224 tài liệu, bao gồm các công hàm ngoại giao, các chỉ thị của chính phủ, thư từ. Ngoài ra, Lenin còn trực tiếp gặp gỡ 171 đại biểu bao gồm các thành viên của chính phủ, các ủy viên Hội đồng Quốc phòng, các ủy viên Bộ Chính trị, các đại biểu của công nhân, nông dân, binh sĩ. Đây cũng là một trong những lý do khiến sức khỏe của Lenin ngày càng giảm sút trầm trọng.

Sáng sớm ngày 21/1/1924, sau khi bóc tờ lịch bỗng nhiên Lenin cảm thấy 2 bên thái dương đau dữ dội và bị ngã ra giường. Tới 17h30’ cùng ngày, huyết áp của Lenin bị giảm đột ngột, và tới 18h45’, trái tim của ông ngừng đập.

Ngày hôm đó, 5 triệu tờ Sự thật (Cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Liên Xô) đã được truyền tới tay những người dân Liên Xô báo tin đau buồn. Hơn 500 người, bao gồm các ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên Ban chấp hành Trung ương đảng Cộng sản Liên Xô, các thành viên Hội đồng Bộ trưởng đã tới Gorki để vĩnh biệt Lenin mặc cho cái rét cắt da. Cùng với hơn 50 vạn người tham gia trên quãng đường dài 4 km, Họ đã khênh quan tài Lenin đi bộ trong vòng hơn 6 giờ, ra ga xe lửa để chuyển về Moscow.

Cùng thời gian trên, văn phòng chính phủ đã nhận được tới hơn 12.000 bức điện và thư của các tầng lớp nhân dân từ khắp nơi trên toàn lãnh thổ Liên Xô đề nghị có biện pháp bảo quản vĩnh viễn thi hài Lenin.

Phải bảo vệ bằng được thi hài Lenin 

Trước yêu cầu đó, Bộ Chính trị đã nhất trí và quyết định thành lập tổ công tác đặc biệt gồm một số các chuyên gia học hàng đầu có nhiệm vụ khẩn cấp trong vòng 3 tháng phải bảo vệ bằng được thi hài Lenin một cách lâu dài. Đây là công việc xưa nay chưa từng có ở nước Nga nói chung và trong giới y học Nga nói riêng, hơn nữa mức độ rủi ro là rất cao, vì vậy nhiều người đã không dám đảm nhận. Cuối cùng chỉ có duy nhất Sibarski, một nhà bác học chuyên ngành hóa sinh người Do Thái đã dũng cảm nhận công việc khó khăn này.

Để có được phương án tốt nhất, Sibarski đã ngay lập tức tiến hành vô số các thí nghiệm, nhưng đều thất bại. Một tháng đã trôi qua, làn da của thi hài đã bắt đầu xuất hiện những vết nhăn, dấu hiệu của sự hoại tử. Nghe được tin này nhà giải phẫu học Valuabov, giáo sư trường đại học Halikoe đã tự nguyện tới giúp đỡ. Valuabov đã từng thành công trong việc bảo vệ màu sắc, chống sự xuống cấp do mục nát của một loại lụa tơ tằm quý hiếm trưng bày tại viện Bác cổ của Sa hoàng.

Do sự thỉnh cầu của Sibarski, Valuabov đã đồng ý cùng Sibarski gánh vác trách nhiệm bảo quản bằng được thi hài Lenin. Họ đã sáng chế thành công một loại dung dịch có thể đáp ứng rất tốt cho công việc. Sau đó cả hai lập tức bắt tay vào việc giải phẫu thi hài, làm sạch các cơ quan nội tạng rồi truyền dung dịch nói trên vào hệ thống tuần hoàn. Đồng thời với việc ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn, hai nhà bác học cũng tiến hành dùng dung dịch để rửa sạch tất cả các bộ phận khác.
đ
Toàn cảnh lăng Lenin

Hai nhà khoa học này cũng đề nghị chế tạo quan tài và xây dựng lăng Lenin sao cho phù hợp với yêu cầu bảo quản thi hài một cách lâu dài. Theo thiết kế ban đầu thì lăng sẽ được xây dựng như một lễ đường lớn có kết cấu toàn bằng gỗ màu trắng. Cuối năm 1925, BCH TW ĐCS Liên Xô đã phát động một cuộc lấy ý kiến rộng rãi trong toàn dân về mẫu thiết kế nói trên. Theo tài liệu còn lưu trữ, thì đã có hơn 100.000 ý kiến đề xuất và mẫu thiết kế được gửi tới ban tổ chức.

Có phương án đề nghị xây dựng lăng có 26 tầng, trong đó có một phòng họp lớn dành cho các cuộc họp có tính quan trọng nhất của BCH TW hoặc chính phủ. Trên đỉnh tháp bố trí một ngọn đèn cháy sáng suốt ngày đêm tượng trưng cho tư tưởng Lenin sống mãi. Toàn bộ lăng sẽ mang dáng dấp của một quả cầu, bởi Lenin là người thuộc về toàn thế giới.

Cũng có đề án xây dựng lăng giống như tháp Eiffel của Paris để biểu trưng cho sự thắng lợi cuối cùng của cách mạng vô sản trên toàn thế giới. Cuối cùng, ban tổ chức đã chọn mẫu thiết kế của kiến trúc sư Sizenov vì đáp ứng tốt nhất tất cả những yêu cầu đã được đề ra. Đó chính là Lăng Lenin mà chúng ta đuợc thấy ngày nay.

Trong lăng, thi hài Lênin được quàn trong một quan tài làm bằng pha lê trong suốt, một tay nắm, còn tay kia để lên ngực một cách tự nhiên, hai mắt nhắm hờ.

(Còn tiếp...)
 (NguồnBee.net.vn/An Ninh Thế Giới)

23:38 | Posted in , , | Read More »

“Chúa đảo” Tuần Châu tặng nhân dân Nhật Bản 1 triệu USD


Dân Việt - Tối 22.4 tại Hà Nội, thông qua ngài Yasuaki Tanizaki - Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam, ông Đào Hồng Tuyển - Chủ tịch Tập đoàn Tuần Châu đã gửi tặng nhân dân Nhật Bản số tiền 1 triệu USD.

Trong chương trình nghệ thuật “Bên hoa anh đào” do báo Công an Nhân dân, Nhà hát ca múa nhạc Việt Nam và PVI tổ chức, ông Đào Hồng Tuyển - Ủy viên T.Ư MTTQ Việt Nam, Phó Chủ tịch thường trực Hội Cựu chiến binh đoàn tàu không số Việt Nam, Chủ tịch Tập đoàn Tuần Châu, thông qua ngài Đại sứ và Chính phủ Nhật Bản đã gửi món quà cá nhân 950.000 USD đến các công nhân đang làm việc tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima.
Ông Đào Hồng Tuyển ủng hộ 1 triệu USD, tương đương 21 tỉ đồng, tới nhân dân Nhật Bản thông qua ngài đại sứ Yasuaki Tanizaki
Bên cạnh đó, cảm kích trước sự nhẫn nại, nhường nhịn, chịu gian khổ và chấp nhận hy sinh cho người khác của em bé 9 tuổi Toshihito Aisawa đã mồ côi cả cha mẹ, anh em trong thảm họa sóng thần, ông Đào Hồng Tuyển đã gửi tặng em bé 50.000 USD để em có thêm điều kiện học hành.
Toàn bộ số tiền 1 triệu USD đã được ông Đào Hồng Tuyển chuyển vào tài khoản của Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam thông qua Vietcombank.
Ông Đào Hồng Tuyển chuyển ngài Đại sứ Nhật Bản chứng từ chuyển tiền qua tài khoản ngân hàng
Ông Đào Hồng Tuyển cũng trân trọng mời ngài Đại sứ và thông qua ngài Đại sứ, gửi lời mời trân trọng tới những người anh hùng - các công nhân đang làm việc tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima tới thăm Vịnh Hạ Long - kỳ quan thiên nhiên thế giới khi họ hoàn thành nhiệm vụ vào thời gian thích hợp.
Chương trình ca nhạc “Bên hoa anh đào” có sự tham gia của các nghệ sĩ như NSND Quang Thọ, Ái Vân, Thái Bảo, Thanh Lam, Mỹ Linh, Mỹ Tâm, Hồ Ngọc Hà, Anh Khoa, Hồ Quỳnh Hương… Tại chương trình, báo CAND và các nhà tài trợ cũng đã ủng hộ nhân dân Nhật Bản với số tiền hàng trăm triệu đồng.
Những người sơ tán khỏi vùng động đất ở Ishinomaki, tỉnh Miyagi đã khá quen thuộc với hình ảnh cậu bé 9 tuổi Toshihito Aisawa (ảnh) với tấm bảng viết đầy tên tuổi giơ lên khắp các phòng.

Đó là tên cha, mẹ, bà và hai người anh họ của Toshihito Aisawa. Lần cuối cùng cậu còn trông thấy các thành viên gia đình mình là khi họ cố thoát ra khỏi chiếc ôtô đang bị sóng thần cuốn đi. 

Theo lời cậu học sinh lớp 3 này thì cha cậu, ông Kazuyuki đón con đi học về ngay sau trận động đất 9 độ richter. Khi xe phóng hết tốc lực dọc con đường ven biển, mẹ Toshihito nhìn thấy con sóng lớn cuộn lên. 

“Sóng thần đấy, rẽ trái, trái”, Toshihito vẫn nhớ y nguyên tiếng thét của mẹ. Người cha cố lái chiếc xe đã chìm trong dòng nước nhưng họ bị tắc tại bãi đỗ xe, nước ào lên. 

Trong lúc nguy cấp, cậu bé nhanh trí dùng tay đập vỡ kính bò ra ngoài. Cậu bé bất tỉnh khoảng 30 phút, người nằm trên một mảnh ván còn quần áo móc vào cành cây. Một người đã cứu Toshihito lên và em được đưa đến gia đình quen biết. (Theo ANTĐ)

23:35 | Posted in , , | Read More »

Tạo ảnh nén siêu nhỏ chất lượng cao

Bạn đã từng nghe đến nhiều công cụ nén ảnh giúp tạo ra các bức ảnh dung lượng siêu nhỏ nhưng chất lượng rất cao – không kém ảnh gốc ban đầu. Tuy nhiên, mới đây WinSoftMagic, Inc phát hành phiên bản mới nhất của chương trình Advanced JPEG Compressor bỏ xa các chương trình cùng loại về khả năng tạo ra các bức ảnh siêu nhỏ chất lượng cao, với khả năng nén ảnh từ 90,5% - 96,7% so với ảnh gốc định dạng .bmp. Chương trình này tải tại http://tinyurl.com/cxnzu4.

1- Nén ảnh chất lượng cao:
 
Sau khi cài đặt, bạn hãy mở chương trình lên, sau đó vào mục File > Open rồi tìm đến tấm hình mình muốn thu nhỏ dung lượng. Bây giờ, để thu nhỏ dung lượng cho ảnh tới mức thấp nhất mà không làm mất chất lượng của ảnh, bạn hãy làm theo cách sau: trong khung Detail Quality Equalizer ở phía bên dưới cửa sổ làm việc của chương trình, bạn hãy kéo các thanh trượt lên phía trên cùng (vị trí max). 

 
Lúc đó, bạn hãy theo dõi chất lượng của ảnh nén trong khung bên phải (còn khung bên trái là ảnh gốc bạn vừa đưa vào). Còn phía dưới mỗi bức ảnh là thông tin chi tiết về độ nén của ảnh và dung lượng của ảnh sau khi nén. Bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy dung lượng ảnh định dạng .bmp giảm từ 90,5% - 96,7%, còn ảnh .jpg thì giảm từ 35% - 50% mà chất lượng vẫn không thay đổi bao nhiêu cả.

 
Để gia tăng khả năng nén ảnh, trong khung Compression Levels bạn hãy kéo thanh trượt qua bên phải đến các giá trị 90 để tăng khả năng nén ảnh mạnh hơn nữa. Bây giờ, bạn vào File > Save As rồi tìm chỗ lưu bức ảnh của mình. Chắc chắn bạn sẽ có một bức ảnh rất chất lượng mà dung lượng giảm đi tới 35% - 96,7% so với bức ảnh ban đầu bất kể nó là định dạng gì.
 

2- Tác vụ khác:
 
Để xoay ảnh, bạn vào Edit > Rotate rồi chọn kiểu xoay ảnh mình thích. Để thay đổi kích thước ảnh, bạn vào Edit > Resize và lựa chọn các giá trị kích thước phù hợp. Để cắt ảnh thì bạn lại vào Edit > Crop và kéo khung cắt hình vào những vị trí bạn muốn. Chương trình còn hỗ trợ bạn tự động loại bỏ hiệu ứng mắt đỏ bằng tác vụ trong mục Edit > Remove Red Eyes. Để thêm watermark – đóng dấu lên ảnh, bạn vào Edit > Watermark > New rồi làm theo hướng dẫn để đóng dấu lên ảnh. Để thay đổi các yếu tố màu sắc, độ nét của ảnh bạn dùng các tác vụ trong mục Correct. Ngoài ra còn rất nhiều tính năng đầy sức mạnh khác mà bạn sẽ khám phá thêm trong quá trình sử dụng công cụ này.
 


Theo Xahoithongtin

23:28 | Posted in , , | Read More »

Lộ diện "hầm thần của" ở Hà Nam


Những câu chuyện bí ẩn mà nhiều người vốn tò mò được thỏa trí khi "hầm thần của" lộ diện ngay dưới chân núi thuộc xã Thanh Tâm (Thanh Liêm, Hà Nam). Hầm cổ, rộng lớn với những loại gạch hình lưỡi búa hoa văn cổ hiện ra cùng những hầm sâu hoắm đã khiến người dân mừng lo lẫn lộn.

Đào xới những bí ẩn đã bị chôn vùi

Những lời đồn thổi cho rằng: Có vàng ở "hầm thần của" nên vào khoảng những năm 1985, ở thôn Thong xuất hiện phong trào người người nhà nhà vác cuốc xẻng, mai, móng... lên đồi với mong muốn đổi đời nhờ đàn lợn vàng và khối tài sản khổng lồ trong núi.

Một thời gian sau, phong trào tìm vàng lắng xuống, ở Thanh Tâm không còn ai nhắc lại chuyện "hầm thần của" nữa. Thế rồi, gần 30 năm sau sự xuất hiện của một số cửa hầm đã một lần nữa đào xới những bí ẩn vốn đã bị chôn vùi.

Vào đầu năm 2009, ông Lê  Đình Bảng ở thôn Thong có thuê một đội cửu vạn để đào phần đất đồi sau nhà  đem bán cho các hộ gia đình có nhu cầu san lấp nền nhà. Khi đào vào cách mặt đường khoảng 20m thì bất ngờ cửa hầm xuất hiện. Hốt hoảng, ông Bảng lệnh cho đội đào bới dừng lại để xem xét kỹ lưỡng đó là hầm gì.
Cửa "hầm thần của" phía sau nhà ông Bảng.

Chưa biết làm gì với hầm lạ thì mấy ngày sau, nhà ông Bảng xuất hiện nhiều vị khách lạ. Người thì xưng là nhà  khảo cổ, kẻ lại nhận là thầy địa lý, số nữa lại giới thiệu là sưu tầm đồ cổ. Thế rồi, có người đề cập "ăn chia" với ông Bảng nếu đồng ý để họ cho máy dò vàng vào tìm kiếm kho báu dưới lòng đất.

Nghe chuyện, ông Bảng kiên quyết không đồng ý và đuổi những vị khách ấy ra khỏi nhà để bảo toàn di tích. Một số kẻ lạ mặt nhằm khi đêm đến lần mò theo lối đỉnh đồi xuống phần cửa hang tìm lối vào nhưng đành chịu. Cũng nhiều thầy địa lý đến thôn Thong tìm cách giải mã những bí ẩn tìm đường vào nhưng cũng đành... bó tay.

Chuyện lạ về "hầm thần của" dần được các cấp ngành chức năng quan tâm khi một người làng Thong kể lại với PGS.TS Lâm Mỹ Dung, giám đốc Bảo tàng Nhân học, trường Đại học KHXH&NV. Đầu tháng 4, PGS.TS Lâm Mỹ Dung cùng GS Phạm Minh Huyền và trưởng phòng Con người Môi trường cổ thuộc Viện Khảo cổ học Việt Nam Nguyễn Kim Thủy về thôn Thong thực địa tỉ mỉ về hầm và các vấn đề liên quan.

Ngày 15/4/2009, UBND xã Thanh Tâm đã lập đoàn kiểm tra để bảo vệ di tích, chờ kết quả nghiên cứu của ngành khảo cổ Trung ương. Từ đó, "hầm thần của" được bảo vệ khá nghiêm ngặt dưới sự theo dõi của "chủ nhân" Lê Đình Bảng. 

"Vàng đã bị lấy đi"

Theo tổng kết của ông Bùi Ngọc Ký, chỉ tính riêng thôn Chè núi đã có  3 hầm mộ hình chữ A. Các "hầm của" được xây dựng bằng loại gạch đỏ tươi rất đẹp mắt. Trên mỗi viên gạch có các hình hoa văn chữ A, khác hẳn với loại gạch của các hầm bên thôn Thong. Qua khảo sát của chúng tôi, gạch dùng để xây dựng ”hầm của“ tại thôn Thong dạng hình búa có hoa văn tựa như đường vân của vải sô nhưng mịn và tinh tế hơn.

Nhưng điểm chung "hầm thần của" ở cả hai thôn là cách xây dựng và xếp gạch theo tầng rất kín kẽ và khớp với nhau. Mỗi viên có độ dày từ 3 - 5cm, được nung ở nhiệt độ vừa phải nên màu gạch vẫn đỏ tươi. Điều đáng chú ý là cách bài trí khu cửa hang theo hình cánh cung vừa phải. Điều này đã được các nhà kiến trúc khẳng định thuộc phong cách xây dựng cổ xưa cách đây gần 1.000 năm.
Gạch hình chữ A dùng xây "hầm thần của".

Theo người dân nơi đây, trong các hầm này đều có vàng và các của cải quý giá khác mà thời phong kiến, giặc phương Bắc đã cất giấu. Tuy nhiên, theo cụ Bùi Ngọc Sách vì chúng ta không biết cách phá yểm nên dù  có tìm được vàng cũng không biết.

Cụ Sách và các cao niên  đều khẳng định theo lời kể cha ông, trước đây người Tàu đã đưa sang cả một đội quân tìm kiếm kho báu. Họ giả cho vài người bị  tai nạn chết rồi đưa quan tài về nước. Nhưng thực chất, trong quan tài không phải tử thi người mà là vàng được cất giấu dưới Trà Trâu núi.

Những năm 1967, cũng có một  đoàn người Trung Quốc đến "hầm thần của". Nhưng khi ấy, cả nước đang trong tình trạng chiến tranh nên ở thôn Thong không ai quan tâm đến việc họ khai thác vàng hay tìm đồ cổ. Nhưng rất có thể, đó là chuyến lấy vàng cuối cùng của người Tàu tại "hầm thần của". Đó cũng là nguyên nhân khiến các tay "săn vàng" ở địa phương và vùng lân cận không tìm thấy, dù một thỏi nhỏ.
“Điểm nổi bật đồng thời cũng là dấu hiệu nhận biết những ngôi mộ Hán cổ dựa vào kiến trúc và những hoa văn cổ có trên các viên gạch. Về lối kiến trúc, những ngôi mộ cổ này thường bắt chước kiến trúc của người sống, tức là trong mộ có gian giữa, gian trước, gian sau. Về các đặc điểm họa tiết, thường thấy nhất là các hình trám lồng, xương cá, ô vuông... Những họa tiết này có từ khoảng 10 thế kỷ đầu công nguyên.

Ngoài ra, một đặc điểm nữa thu hút dân đồ cổ chính là trong những ngôi mộ có chôn theo các đồ trang sức, chẳng hạn như gốm, sứ, đồng, vàng và những báu vật như lợn vàng, vịt vàng được thần giữ của dùng để chia cho trẻ con, hoặc gái đồng trinh”.

PGS.TS Lâm Mỹ Dung

(Theo Bee.net.vn) 

23:27 | Posted in , , | Read More »

Rước dâu bằng 26 xe siêu khủng


Hôm qua (21/4), đường phố Ôn Châu (Trung Quốc) bỗng trở nên nhộn nhịp hơn bao giờ hết với sự xuất hiện của hơn 26 chiếc xe sang trọng hiệu Rolls Royce, Ferrari, Lamborghini…

Hoa cưới được trang trí trên nắp ca-bô và cửa của cả 26 chiếc xe, ước tính tổng trị giá của dàn xe lên tới hơn 100 triệu NDT (khoảng 15,4 triệu USD).

Được biết, điểm đến của đoàn xe là một biệt thự tại khu Lộc Thành, thành phố Ôn Châu (Chiết Giang, Trung Quốc).

Dưới đây là hình ảnh của những chiếc xe cưới đang đậu bên đường chờ đón cô dâu:







Sầm Hoa (Theo Xinhuanet)

23:25 | Posted in , , | Read More »

Trung Quốc, Nga đổ vũ khí vào Libya?


Cả hai phe trong cuộc chiến Libya, lực lượng nổi dậy và quân đội trung thành với chính phủ của nhà lãnh đạo Gaddafi đều được các quốc gia bên ngoài cung cấp vũ khí. Đó là những quốc gia nào?

Hiện thời, cả lực lượng nổi dậy lẫn quân đội chính phủ Libya đều hy vọng dùng viện trợ đặc biệt - vũ khí, để phá thế bế tắc với lợi thế nghiêng về mình, nguồn tin quân sự của Debka - tờ báo của Israel cho hay.
Các sĩ quan quân đội Anh, Pháp và Italia đang đi tới trụ sở của lực lượng nổi dậy ở Benghazi như một phần trong gói viện trợ gồm cả vũ khí và thiết bị quân sự được gửi từ Mỹ, Anh, Pháp, Italia và Qatar tới nước này.
Ở bên kia chiến tuyến, Trung Quốc, Nga, Ukraine, Belarus và Serbia đang chất đầy kho vũ khí của quân ủng hộ Gaddafi bằng các máy móc hạng nặng. Ngoài ra, các chiến binh từ đông Âu và Nam Tư cũ cũng tới Libya để giúp quân đội nước này.
Theo Debka, Trung Quốc cung cấp vũ khí cho Gaddafi thông qua các nước láng giềng châu Phi của Libya và còn mật báo cho nước này về các cuộc không kích của NATO để hạn chế thiệt hại cho quân chính phủ Libya.
Bắc Kinh cho rằng việc giúp đỡ cho nhà cầm quyền Libya sẽ có lợi cho nước này sau khi nắm được tin chính quyền Obama đang tìm cách chia rẽ quan hệ dầu mỏ Trung Quốc và Libya trước khi nước này đổ hàng tỷ USD vào Libya để biến quốc gia Bắc Phi này thành nơi cung cấp dầu và khí chính cho Trung Quốc tại châu Phi.
Việc NATO oanh tạc một kho vũ khí lớn ở gần Tripoli hôm 14/4 được cho là nhằm phá hủy chuyến hàng vũ khí mới nhất mà Trung Quốc chuyển cho Libya.
  • Lê Nguyễn (Theo Debka)

23:23 | Posted in , , | Read More »

Chùm tin vắn qua ảnh


(Dân trí) - Nhật công bố khoản ngân sách khẩn cấp gần 49 tỷ USD dùng cho thảm họa động đất/sóng thần; Giáo hoàng Benedict lần đầu tiên trả lời câu hỏi của các tín đồ trên truyền hình; Hai mảnh của một bức tranh Trung Hoa 600 năm tuổi lần đầu tiên được “đoàn tụ”…

 
Chính phủ Nhật Bản hôm nay đã công bố khoản ngân sách khẩn cấp 4 nghìn tỷ Yên (48,9 tỷ USD) để dùng cho công tác cứu trợ sau thảm họa động đất/sóng thần hồi tháng 3 vừa qua. Khoản ngân sách này cần phải được quốc hội phê chuẩn vào cuối tháng này trước khi có thể áp dụng vào tháng 5.
 
 
Ít nhất 3 người đã thiệt mạng và 21 người khác hiện đang mất tích sau vụ lở đất chôn vùi nhiều nhà cửa và phá hủy các đường hầm khai thác vàng ở một làng vùng xa tại tỉnh Compostela Valley, trên đảo Mindanao ở miền nam Philippines. Các đội cứu hộ, quân đội, trực thăng đã được phái tới làng.
 
 
Các nhân chứng hôm nay cho hay lực lượng an ninh Syria đã bắn vào những người biểu tình, khiến 5 người thiệt mạng. Các cuộc biểu tình vẫn lan rộng khắp nước, bất chấp Tổng thống Bashar al-Assad đã quyết định dỡ bỏ luất khẩn cấp.Hơn 220 người biểu tình đã thiệt mạng kể từ khi bạo loạn nổ ra vào ngày 18/3 ở nam Syria. Trong số này có 21 người thiệt mạng ở thành phố miền trung Homstrong tuần này.
 
 
2 mảnh của một bức tranh cổ 600 năm tuổi, một do Đài Loan (ảnh) và một do Trung Quốc đại lục nắm giữ sẽ được “đoàn tụ” lần đầu tiên tại một cuộc triển lãm tại Đài Loan vào ngày 2/6 tới. Đây là chỉ dấu về mối quan hệ đang nồng ấm dần giữa hai bờ eo biển Đài Loan.
 
 
Giáo hoàng Benedict XVI hôm nay đã làm nên lịch sử khi trở thành vị giáo hoàng đầu tiên tham gia vào một chương trình hỏi-đáp trên truyền hình. Chương trình ghi trước này sẽ được phát sóng trên kênh Rai của Italia vào chiều Ngày thứ sáu tốt lành (ngày thứ sáu ngay trước lễ Phục sinh). 7 câu hỏi được chọn từ hàng ngàn câu hỏi gửi cho Giáo hoàng được trả lời trong chương trình dài 80 phút này.

Vũ Quý
Tổng hợp

23:18 | Posted in , , | Read More »