Đại gia Việt chơi siêu xe, họ là ai?


Tuổi tác đa dạng, “tiền không thiếu”, mê xe và cũng rất thực dụng là đặc điểm chung của các đại gia chơi xe hàng đầu ở Việt Nam hiện nay.
Khi một siêu xe hoặc một chiếc xe sang xuất hiện tại Việt Nam, giới yêu xe thì ngưỡng mộ thèm muốn nhưng cũng có không ít người cho rằng với một nước còn nghèo như Việt Nam đó là cả một sự hoang phí, “thừa tiền rửng mỡ”.
 
Nhiều đại gia Việt coi siêu xe là một thú chơi, cũng là một cách tạo hình ảnh.
Tuy nhiên, nếu điểm lại và nhìn ở góc độ khác, với không ít người chơi siêu xe hay xe sang cũng là một cách đầu tư dù lỗ là chính và chơi cũng có muôn vẻ chơi.
Sắm siêu xe, vừa chơi vừa làm hình ảnh
Chẳng phải tự nhiên mà các siêu xe không chỉ “khủng” về khả năng vận hành và giá tiền mà còn thuộc loại hiếm, khó mua đua nhau về Việt Nam và từng tạo nên một làn sóng siêu xe trong một hai năm trở lại đây.  
Niềm yêu thích, say mê thiết kế ấn tượng cùng tốc độ của các dòng xe này là một yếu tố cần nhưng chưa đủ để khiến các đại gia không tiếc tiền mua những chiếc xe trị giá hàng chục tỉ đồng.

Dù chơi “kín” hay chơi “lộ”, chỉ cần xuất hiện bên một siêu xe cực đắt và cực độc, thương hiệu cùng “tầm” của đại gia đó cũng được cải thiện đáng kể trong mắt các đối tác cũng như đối thủ trên thương trường.
Cũng chính vì thế mà đầu năm 2008, đại gia bất động sản D.T.B.D gây sốc khi bỏ ra trên 20 tỷ đồng để rước về chiếc Rolls Royce Phantom chính hãng với đồ chơi “độc” và màu xanh lục từ trong ra ngoài đúng với mệnh của bà.
Thông tin về chiếc xe siêu sang này cũng như chủ xe tràn ngập các mặt báo. Các đối tác của đại gia này vào thời điểm đó cũng được phen “mắt tròn mắt dẹt” kính nể. Vì thế, không ít ý kiến cho rằng chi trên 20 tỷ vừa để sắm hàng độc để dùng vừa PR nâng tầm thương hiệu mà vẫn giữ được một phần vốn không phải là một cách đầu tư tồi.
Cũng với quan điểm này, mà vài tháng sau khi bà D tậu siêu xe, chơi biển đẹp, một đại gia khác trong ngành du lịch ở Bình Dương đã mạnh tay hơn khi chi ra 25,5 tỷ đồng cũng để sắm một chiếc Rolls Royce chính hãng khác với nội thất đặt riêng. Bằng cách chơi này, đại gia L. không chỉ soán vị trí là người sở hữu chiếc xe đắt nhất Việt Nam mà còn thông qua báo chí quảng bá khá mạnh mẽ về các khu du lịch mà mình sở hữu.
Không chơi độc được như hai đại gia L. hay B.D, các đại gia khác đầu tư hình ảnh và thỏa mãn đam mê với các mẫu xe “nhẹ tiền” hơn khi mua xe siêu sang dạng lướt, đã qua sử dụng hoặc mua dưới dạng xe ngoại giao để “né” thuế. Dù vậy, việc xuất hiện trước các đối tác bên một chiếc xe sang hay siêu xe cũng khiến tiếng nói của các đại gia này trở nên nặng kí hơn hẳn trong các cuộc thương lượng.
Đại gia Việt chẳng thiếu tiền để sắm Bugatti 
Khi xem các tín đồ mê xe điểm mặt các hàng khủng tại Việt Nam, dễ thấy dù Việt Nam vẫn là một nước đang phát triển với thu nhập trung bình ở mức thấp, số lượng xe sang và siêu xe tại Việt Nam khiến không ít cường quốc phải ngưỡng mộ.

Chỉ riêng với dòng xe sang Rolls Royce với trị giá trên chục tỉ đồng, số lượng xe có mặt tại Việt Nam đã ngấp nghé 40-50 xe các loại trong đó không thiếu xe màu độc, đồ chơi thửa. Các thương hiệu xe “khủng” như Maybach, Bentley, Rolls Royce với dòng siêu sang và Ferrari, Lamborghini, Aston Martin, Maserati… với dòng siêu xe đã có mặt gần như đầy đủ tại Việt Nam.
Cho tới nay chỉ còn một số lượng rất ít các thương hiệu siêu xe như Bugatti, Koenigsegg, Pagani… là còn chưa về Việt Nam. Tuy nhiên, những dòng xe này sản xuất cực ít và chỉ độc chứ không quá nổi tiếng trong mắt dân chơi Việt (trừ Bugatti).
Khó đặt xe hoặc không thích là lý do chủ yếu khiến các đại gia Việt chưa mang những dòng xe này về chứ không hẳn là do thiếu tiền.
Giới chơi xe truyền miệng nhau rằng các đại gia Việt sắm Bugatti không khó, tiền chẳng thiếu chỉ thiếu chỗ chạy xe và sợ bị “soi” dù siêu xe đắt nhất nhì thế giới này có giá trước thuế đến cả triệu USD và nếu về Việt Nam ở dạng xe mới có thể có giá tới gần trăm tỉ đồng.
Theo Lâm Anh
VTC

22:39 | Posted in , , , | Read More »

Việt Nam đề nghị Trung Quốc không gây phức tạp thêm tình hình


Trong cuộc gặp Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Đới Bỉnh Quốc ngày 25/6, Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Hồ Xuân Sơn đề nghị Trung Quốc thực hiện nghiêm túc thỏa thuận của cấp cao hai nước, không để vấn đề Biển Đông ảnh hưởng đến quan hệ Việt - Trung. 
Gặp gỡ cấp cao Việt - Trung

Chiến sĩ hải quân Việt Nam và thiếu nhi ở quần đảo Trường Sa. Ảnh: Nguyễn Hưng.
Dưới đây là trả lời của Thứ trưởng Hồ Xuân Sơn với báo chí Việt Nam về nội dung cuộc gặp gỡ.
Ngày 25/6, tại Bắc Kinh, với tư cách là đặc phái viên của Lãnh đạo cấp cao Việt Nam, Thứ trưởng đã gặp Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Đới Bỉnh Quốc để chuyển ý kiến của lãnh đạo Việt Nam tới lãnh đạo Trung Quốc về quan hệ hai nước và tình hình Biển Đông thời gian gần đây. Nội dung thông điệp của Lãnh đạo cấp cao Việt Nam là gì?
- Nội dung thông điệp tập trung vào 3 điểm chính sau:
1. Khẳng định Việt Nam luôn coi trọng quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc theo phương châm 16 chữ và tinh thần 4 tốt, Việt Nam sẽ nỗ lực cùng với Trung Quốc để thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa hai nước ngày càng thiết thực, hiệu quả hơn vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định, hợp tác của khu vực và thế giới.
2. Bày tỏ quan ngại về những vụ việc vừa qua ở Biển Đông; đồng thời khẳng định rõ lập trường của Việt Nam đối với vấn đề Biển Đông, nhấn mạnh Việt Nam chủ trương duy trì hòa bình ổn định trên Biển Đông, đề nghị các bên nghiêm túc thực hiện “Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông” DOC, giải quyết tranh chấp và các vấn đề nảy sinh bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982. Đề nghị hai bên thực hiện nghiêm túc thỏa thuận của cấp cao hai nước, không có những việc làm gây phức tạp thêm tình hình, không để vấn đề Biển Đông ảnh hưởng đến quan hệ hai nước.
3. Nêu một số kiến nghị cụ thể về việc thúc đẩy quan hệ hai nước trong thời gian tới, như việc duy trì tiếp xúc cấp cao, tổ chức phiên họp lần thứ 5 Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam – Trung Quốc tại Hà Nội…
Nhận thức chung của lãnh đạo hai nước, về việc giải quyết hòa bình các bất đồng trên biển giữa hai nước thông qua đàm phán và hiệp thương hữu nghị, là gì?
- Nhận thức chung giữa lãnh đạo cấp cao hai nước đã được ghi nhận trong các Tuyên bố chung Việt Nam – Trung Quốc nhân các chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao hai nước, gần đây nhất là Tuyên bố chung tháng 10/2008 nhân dịp Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm Trung Quốc.
Theo đó, hai bên khẳng định quan tâm gìn giữ hòa bình, ổn định ở Biển Đông, “tuân thủ nghiêm túc nhận thức chung giữa lãnh đạo cấp cao hai nước và tinh thần “Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông” (DOC), duy trì cơ chế đàm phán vấn đề trên biển, căn cứ nguyên tắc và chế độ pháp lý đã được xác định bởi luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Luật biển của LHQ năm 1982 tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên có thể chấp nhận được, tích cực nghiên cứu và bàn bạc về hợp tác cùng phát triển để tìm ra mô hình và khu vực thích hợp.
Trong quá trình đó, hai bên cùng nỗ lực gìn giữ tình hình ổn định ở Biển Đông, không áp dụng hành động làm phức tạp hóa hoặc mở rộng thêm tranh chấp. Hai bên đồng ý, với nguyên tắc dễ trước khó sau, tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực như nghiên cứu khoa học hải dương, bảo vệ môi trường, dự báo khí tượng thủy văn, thăm dò khai thác dầu khí, tìm kiếm cứu hộ trên biển, tàu hải quân đi thăm lẫn nhau, xây dựng cơ chế trao đổi thông tin trực tiếp giữa quân đội hai nước.
Tiến trình đàm phán “Thỏa thuận về các Nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam - Trung Quốc” đã đến đâu?
- Như các bạn đã biết, sau khi hoàn thành công tác phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc cuối tháng 12/2008, ta và Trung Quốc đã thỏa thuận chuyển trọng tâm đàm phán về công tác biên giới lãnh thổ sang vấn đề trên biển. Hai bên nhất trí trước khi đi vào giải quyết các vấn đề cụ thể cần đàm phán ký kết Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển. Đó là những định hướng lớn, quan trọng mà hai bên cần tuân thủ.
Với tinh thần đó, từ đầu năm 2010 đến nay, ta và Trung Quốc đã tiến hành 6 vòng đàm phán cấp chuyên viên. Hai bên đã trao đổi ý kiến về một số nguyên tắc cơ bản như: nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước; luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển 1982; Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông; những vấn đề chỉ liên quan đến Việt Nam – Trung Quốc thì giải quyết song phương, những vấn đề liên quan đến các bên khác thì phải bàn bạc giữa các bên liên quan khác…
Dự kiến vòng đàm phán thứ 7 sẽ được tổ chức tại Hà Nội trong thời gian sắp tới.
Mai Trang

22:36 | Posted in , , | Read More »