Công bố quyết định thành lập Trường Đại học Nông Lâm Bắc Giang



Ngày 3-6, Trường Đại học Nông- Lâm Bắc Giang tổ chức lễ công bố quyết định thành lập trường. Đến dự có các đồng chí: Giáo sư- Tiến sĩ Đào Xuân Học, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bùi Văn Hải, Chủ tịch UBND tỉnh; Thân Văn Khoa, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ; lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh; đại diện Bộ Giáo dục& Đào tạo, Hội Nông dân Việt Nam; một số cơ quan, ban, ngành tỉnh cùng đông đảo các thế hệ cán bộ, giảng viên, nhân viên nhà trường. 
Giáo sư- Tiến sĩ Đào Xuân Học, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trao Quyết định thành lập Trường Đại học Nông - Lâm Bắc Giang của Thủ tướng Chính phủ cho lãnh đạo nhà trường.
Trường Đại học Nông- Lâm Bắc Giang thuộc Bộ Nông nghiệp& Phát triển nông thôn được thành lập ngày 20-1-2011 theo Quyết định 133 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở nâng cấp Trường Cao đẳng Nông-Lâm mà tiền thân là Trường Trung cấp Nông trường được thành lập tháng 10-1959. Trải qua hơn 50 năm xây dựng và trưởng thành với các tên gọi khác nhau như Trường Trung học trồng trọt Sông Lô, Trường Trung học Kỹ thuật nông nghiệp trung ương, Trường Cao đẳng Nông- Lâm Bắc Giang… các thế hệ cán bộ, giảng viên và sinh viên nhà trường đã đoàn kết nhất trí, nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ. Nhà trường đã đào tạo hàng vạn kỹ thuật viên, công nhân kỹ thuật lành nghề, góp phần vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong thời kỳ đổi mới với yêu cầu đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế, nhà trường đã kịp thời chuyển đổi phương thức và từng bước nâng cao chất lượng đào tạo, rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp, kiến thức quản lý kinh tế cho học sinh… đồng thời tăng cường công tác nghiên cứu khoa học; tích cực hỗ trợ tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật mới… Với những đóng góp cho sự nghiệp xây dựng phát triển kinh tế đất nước, nhà trường đã vinh dự được Nhà nước trao tặng nhiều phần thưởng cao quý như: Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới; Huân Chương Độc lập hạng Nhì, Huân chương Lao động các hạng…
Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp& Phát triển nông thôn Đào Xuân Học; Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Hải chúc mừng cán bộ, giảng viên, sinh viên nhà trường; đồng thời mong muốn trong thời gian tới, Trường Đại học Nông- Lâm Bắc Giang cần quan tâm thực hiện tốt một số nhiệm vụ như: Không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cũng như chất lượng đào tạo; gắn đào tạo với nhu cầu của xã hội; tiếp tục có các biện pháp xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên của trường đủ về số lượng, cân đối về cơ cấu trình độ và ngành nghề, đạt chuẩn về trình độ đào tạo; tăng cường đổi mới phương pháp giảng dạy; quan tâm đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ; triển khai trong thực tiễn các mô hình phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân; tích cực tham gia giải quyết các vấn đề thực tiễn về phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn của từng vùng, địa phương…
Nhân dịp này, Tiến sĩ- Nhà giáo Nhân dân Nghiêm Xuân Hội, Q. Hiệu trưởng Trường Đại học Nông- Lâm Bắc Giang được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì; Khoa chăn nuôi thú y và 2 cá nhân được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba; 4 tập thể, cá nhân được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen.
Hồng Minh
(Theo Báo Bắc Giang)

07:21 | Posted in , , | Read More »

Sự thật về viên đạn giết chết Bin Laden

Phải chăng trùm khủng bố Bin Laden đã tử thương vì một viên đạn nhúng mỡ lợn và cũng vì viên đạn này mà thủ lĩnh mạng lưới Al Qaeda không có một chỗ trên thiên đường?
Mơ ước của Bin Laden trước khi chết

Sự thật về viên đạn giết chết Bin Laden
Đúng vậy, nếu như mọi người tin được thông tin mà một trang web khả nghi đưa ra. Trang web silverbulletgunoil.net cho biết, dầu súng có chứa mỡ lợn lỏng.
Nhà sản xuất dầu súng Silver Bullet cho biết, sản phẩm của họ chứa 13% mỡ lợn lỏng USDA nên có khả năng hữu hiệu trong việc chống quân khủng bố Hồi giáo.
Chủ trang web về dầu súng - tên là "Kỵ sĩ nửa đêm" giải thích làm thế nào mỡ lợn có thể chuyển thêm sức mạnh cho viên đạn. "Dầu súng đã hữu hiệu trong việc ngăn cản tên khủng bố theo đạo Hồi lên thiên đường". Dầu súng có khả năng chặn khủng bố lênthiên đường có giá 8,95 USD cho 113g. 
Sự thật về viên đạn giết chết Bin Laden
Trong đạo Hồi, việc tiêu thụ mỡ lợn bị cấm tiệt. Kinh Quran cũng ghi rõ, nếu một tín đồ bị ép dùng thịt lợn thì họ không phạm tội và do đó vẫn có thể lên thiên đường.
Trang web trên nói, khách hàng của họ có cả các thành viên quân đội Mỹ. "Hàng nghìn chai dầu súng đã được nhà sản xuất bán cho các đơn vị của quân đội Mỹ kể từ tháng 7/2004".
Chủ trang web rao bán dầu súng - "Kỵ sĩ nửa đêm" tuyên bố, mình là cựu lính bắn tỉa của quân đội Mỹ. Trang web về dầu súng còn viết, "sản phẩm này chỉ dùng cho quân khủng bố Hồi giáo có vũ trang. Chúng tôi không khuyến khích đối xử phân biệt tôn giáo hay chủng tộc, chỉ nhằm vào quân khủng bố".
Một phát ngôn viên của bộ phận thu mua vũ khí của quân đội Mỹ cho hay, không biết gì về loại dầu súng Silver Bullet dù thừa nhận một người lính về mặt lý thuyết có thể mua loại dầu súng này và dùng nó trên chiến trường.
  • Lê Nguyễn (Theo DailyMail

07:18 | Posted in , | Read More »

Việt Nam sẽ bảo vệ nhà đầu tư tại vùng đặc quyền kinh tế

Việt Nam sẽ bảo vệ nhà đầu tư tại vùng đặc quyền kinh tế

"Chúng tôi sẽ có giải pháp đảm bảo an toàn cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước khi hợp tác thăm dò dầu khí tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam", Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khẳng định.

Trả lời câu hỏi của VnExpress chiều 3/6 về vụ tàu Bình Minh 02 bị tàu hải giám Trung Quốc uy hiếp một tuần trước, ông Phúc khẳng định, Việt Nam kiên quyết bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình tại vùng đặc quyền kinh tế.
"Chính vì vậy, tàu Bình Minh 02 sẽ tiếp tục thăm dò, khai thác dầu khí tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Chúng tôi cũng sẽ có giải pháp đảm bảo an toàn cần thiết cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước khi hợp tác thăm dò dầu khí tại vùng đặc quyền này", ông Phúc nói.
Tàu Bình Minh 02 sẽ tiếp tục thăm dò dầu khí tại khu vực đặc quyền kinh tế.
Tàu Bình Minh 02 sẽ tiếp tục thăm dò dầu khí tại khu vực đặc quyền kinh tế. Ảnh: Petrotimes
Tại cuộc họp báo chiều nay, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát cũng trả lời các câu hỏi của báo chí xung quanh chính sách hỗ trợ ngư dân khi đánh bắt tại Hoàng Sa, Trường Sa và việc thành lập lực lượng kiểm ngư.
Bộ trưởng Phát cho biết, đề án này nhận được sự ủng hộ của Chính phủ cũng như sự tán thành của Thủ tướng. Tuy nhiên, để tiến tới thành lập lực lượng kiểm ngư sẽ đòi hỏi việc điều chỉnh các công cụ pháp lý như Luật Thủy sản và Luật Thanh tra. Việc hình thành bộ máy này ở trung ương và địa phương cũng đòi hỏi nguồn lực lớn về con người, ngân sách và phương tiện.
“Vùng biển ngoài 20 hải lý sẽ do lực lượng kiểm ngư trung ương quản lý nhưng hiện chúng ta chưa có lực lượng. Số tàu lớn có thể chống chịu được gió bão chúng ta gần như chưa có”, ông Phát nói.
Theo đề xuất của Bộ Nông nghiệp, lực lượng kiểm ngư Việt Nam sẽ là lực lượng chuyên trách, có chức năng bảo vệ nguồn lợi thủy sản, đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động trên biển Việt Nam. 10 chiếc tàu kiểm ngư sẽ được đóng mới với công suất từ 3.000 CV, trang bị thiết bị hiện đại, có thể hoạt động trong điều kiện sóng gió cấp 8, cấp 9 và dài ngày trên biển. Đội tàu kiểm ngư địa phương cũng được thành lập. Tổng đầu tư gần 2.100 tỷ đồng, trong đó hơn 1.800 tỷ từ vốn Trung ương.
Ngày 26/5, lúc đang làm nhiệm vụ trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, tàu Bình Minh 02 đã bị 3 tàu hải giám Trung Quốc cắt cáp địa chấn, cản trở hoạt động thăm dò trong vùng biển Việt Nam có quyền chủ quyền và quyền tài phán.
5 ngày sau đó, tàu cá của thuyền trưởng Lê Văn Giúp khi đang đánh bắt ở gần đảo Đá Đông (trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam) cũng đã bị 3 tàu quân sự của Trung Quốc bắn đuổi.
Bộ Ngoại giao Việt Nam đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ các hành động này.
Nguyễn Hưng

07:13 | Posted in , , , | Read More »

Dinh Tổng thống Yemen trúng pháo, Tổng thống và nhiều quan chức bị thương


(Dân trí) - Tổng thống Ali Abdullah Saleh, Thủ tướng và Chủ tịch quốc hội Yemen vừa bị thương trong vụ pháo kích vào dinh Tổng thống ở thủ đô Sana’a.
  
Tổng thống Ali Abdullah Saleh.
Tin trên được báo chí phương Tây dẫn nguồn của phe chống đối cho biết và sau đó đã được người phát ngôn chính phủ xác nhận.
Tin phe đối lập khẳng định ông Saleh có mặt tại một đền thờ trong dinh Tổng thống khi những quả đạn rocket bắng trúng ngôi đền trong lễ cầu nguyện Ngày thứ Sáu.

Trong khi phe đối lập đưa tin chi tiết những người bị thương có cả Thủ tướng và Chủ tịch quốc hội, người phát ngôn chính phủ, ông Tareq al-Shami nói Thủ tướng Ali Mujawar, chủ tịch quốc hội, phó thủ tướng, và thống đốc Sanaa nằm trong số 7 người bị thương.

Nhưng người phát ngôn không nói rõ trong số này có Tổng thống Saleh hay không. Cũng chưa biết phe nào thực hiện vụ pháo kích này.

Phe chống đối tiếp tục đòi Tổng thống Ali Abdullah Saleh phải từ chức ngay sau khi đã nắm quyền trong 32 năm.

Thủ đô Sana’a đang bị chia đôi với các lực lượng an ninh cố thủ ở phía nam thành phố chống lại những người bộ tộc và những đơn vị quân đội nổi loạn ở phía bắc. 


Hôm qua, những vụ đụng độ giữa các lực lượng của Tổng thống Saleh với các lực lượng trung thành với thủ lĩnh bộ tộc Sheik Sadeq al-Ahmar lại leo thang thêm nữa, với việc phá hủy trụ sở chính của một đài truyền hình đối lập ở thủ đô Sana’a.

Giao tranh ở Sana’a đang lan rộng trong thành phố và những người bộ tộc về phe đối lập đang đổ về thành phố này để tham gia cuộc giao tranh.

Tình trạng rối loạn gia tăng đang đẩy cuộc xung đột tiến gần hơn tới một cuộc nội chiến toàn diện.

Ngoài những vụ giao tranh xảy ra trên đường phố ở thủ đô Sana’a, Yemen đang chìm ngập trong nhiều vụ xung đột khác nhau, với những vụ biểu tình chống chính phủ trên cả nước và cuộc chiến đấu chống lại những phần tử Hồi giáo hiếu chiến đã chiếm thành phố Zinzibar ở miền nam.
 
Nhật Mai
Theo Reuters, Khaleej Times

07:12 | Posted in , , | Read More »

Chứng khoán: Khi 'thượng đế' khốn cùng

Khách hàng cá nhân đóng vai trò quan trọng trong nguồn thu phí môi giới của các công ty chứng khoán. Tuy nhiên, dễ dãi trong việc cung cấp tín dụng cho khách hàng cá nhân làm phát sinh những rắc rối không nhỏ, nhất là khi thị trường chứng khoán lao dốc.
Khi khách hàng là "Thượng đế"

Thời điểm 2009 - 2010 là thời vận ăn nên làm ra của các CTCK nhờ sức nóng cổ phiếu penny mà khách hàng cá nhân đóng vai trò nòng cốt. Phần lớn nguồn thu của các CTCK nhỏ phụ thuộc vào lượng khách hàng cá nhân này, trong đó giới khách VIP được săn đón hàng đầu. Những khách VIP này là ai?

Đó chưa hẳn là những cá nhân ăn vận bảnh bao, xài xe sang, mà thường là các tiểu thương, đại gia với hình thức rất bình dị nhưng có khả năng mạnh tay giao dịch đến 20-30 tỷ đồng/phiên. Với số tiền như vậy, họ hoàn toàn có thể thao túng cổ phiếu các công ty có mức vốn hóa nhỏ, đặc biệt trên sàn HNX. Nếu các cổ phiếu liên tục tăng trần 4-5 phiên, họ có thể kiếm lời tối thiểu 30% khi lôi kéo được đám đông chú ý đến "hiện tượng" của họ.

Môi giới và khách VIP

Tiêu chí lựa chọn nhân viên môi giới khách VIP là giá trị giao dịch tối thiểu phải đạt 20-30 tỷ đồng/tháng, đối với nhân viên môi giới khách hàng thông thường chỉ từ 8-10 tỷ đồng/tháng. Các khách VIP tạo ra thu nhập thường xuyên và đáng kể cho CTCK khi thị trường tăng tốc.

Chẳng hạn, CTCK A có 20 khách VIP, mỗi khách giao dịch trung bình 30 tỷ/tháng, phí môi giới 0,3% thì thu nhập môi giới hàng tháng của A không xoàng, 1,8 tỷ đồng (chưa trừ đi khoản phí trả cho nhân viên môi giới, Sở GDCK). Nhờ khách VIP, nhân viên môi giới cũng "sống khỏe" bằng khoản phí hoa hồng được chia, mức phổ biến là 20-30% tổng phí môi giới của khách hàng.

Cuộc đua thị phần môi giới

Sự chạy đua tranh giành khách VIP giữa các CTCK là điều dễ hiểu nhằm tăng doanh thu và thị phần môi giới. Khi thị trường thuận lợi mọi thứ đều dễ dàng, nhưng CTCK chưa lường hết mức độ rủi ro khi tình thế xoay chuyển. "Miếng bánh" thị phần môi giới hấp dẫn mà các CTCK tranh giành nhau chứa đựng những rủi ro liên quan tới công cụ đòn bẩy tài chính mà các CTCK dành cho khách hàng.

Theo ông Nguyễn Hoàng Hải, Tổng Thư ký hiệp hội Đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI), các CTCK không có chức năng cho vay mà chỉ là trung gian kết nối giữa khách hàng và các ngân hàng, trong đó ngân hàng đứng ra trực tiếp quản lý số chứng khoán là tài sản thế chấp. Tuy nhiên, nhiều CTCK đã trực tiếp cho khách hàng vay tiền đầu tư chứng khoán dưới dạng hợp đồng hợp tác kinh doanh.

CTCK thường ưu đãi khách VIP bằng tỷ lệ cho vay lên đến 1:3 hoặc 1:4, gấp 3-4 lần so với mức thông thường, với tài sản thế chấp là chứng khoán hình thành bằng vốn tự có và vốn vay. Điều này có nghĩa tăng thêm mức độ rủi ro cho khách hàng, đồng thời tăng rủi ro thu hồi vốn tín dụng cho CTCK, chưa kể việc danh mục chứng khoán không bị hạn chế.

Những lỗ hổng pháp lý

Các giao dịch của khách hàng (đặt lệnh, quy trình dịch vụ) đều thông qua nhân viên môi giới dưới tư cách cá nhân: liên lạc qua điện thoại di động, bỏ qua sử dụng máy ghi âm, văn bản. Nhiều CTCK chấp nhận việc "tiền trảm, hậu tấu" kể cả cho khách hàng vay vốn với yêu cầu chưa được xác thực (qua email, văn bản, ghi âm) mà nhân viên môi giới có trách nhiệm theo sát khách hàng để hoàn thiện giấy tờ.

Vụ kiện gần đây giữa CTCK Quốc tế (VIS) với khách hàng cho thấy sự quản lý không nghiêm đã nảy sinh tranh chấp khi các Thượng đế "đảo chiều" theo tình hình xấu đi của thị trường. Không có bằng chứng xác minh, các khách hàng dễ dàng né tránh trách nhiệm với các giao dịch của chính họ và khoản nợ phát sinh.

Một vấn đề khác là sự chồng chéo giữa các tài khoản giao dịch của khách hàng và trách nhiệm của người ủy quyền. Khách hàng B có thể mở đến 5-6 tài khoản khác nhau dưới tên nhiều chủ tài khoản để giao dịch trong cùng 1 phiên, trong đó B là người được ủy quyền giao dịch chứng khoán và tiền mặt.

Tuy nhiên, nghĩa vụ pháp lý của người được ủy quyền có bao gồm việc thanh toán nợ và chịu các trách nhiệm khác phát sinh của tài khoản đó không? Đây vẫn là một lỗ hổng trong hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa CTCK, chủ tài khoản và người được ủy quyền của tài khoản.  

"Con nợ" không dễ xử

Tại thời điểm hiện nay, khách VIP đang đánh mất vai trò tạo ra nguồn thu từ phí môi giới cũng lãi vay của các CTCK khi tài sản cầm cố/thế chấp là chứng khoán của họ đang bốc hơi từng ngày. Những khách VIP mà các CTCK săn đón ngày nào giờ đây đang trở thành những "con nợ" lớn của các CTCK, đặc biệt là những VIP sử dụng tỷ lệ đòn bẩy tài chính cao.

Theo ông Phạm Hồng Sơn, Vụ trưởng Vụ Quản lý Kinh doanh chứng khoán, UBCKNN, đã có 15 CTCK có mức độ an toàn tài chính ở trong vùng báo động, dựa trên báo cáo của các CTCK này.

Thống kê khác cho thấy các khoản phải thu của các CTCK đang "phình to" theo mức độ sụt giảm của thị trường, ước tính 14.700 tỷ đồng đối với các công ty đã công bố BCTC quý I/2011. Hầu hết trong số này là khoản tín dụng cho khách hàng vay để đầu tư chứng khoán và repo (cầm cố chứng khoán).

Hiện tại, giá cổ phiếu đã sụt giảm 50%-80% so với 1 năm trước, thậm chí có cổ phiếu như VKP ở mức 3.000đ/cổ phiếu và mất thanh khoản trầm trọng. Đặc biệt, giá trị giao dịch trên HOSE và HNX không đạt nổi 1.000 tỷ đồng/phiên, bằng 1/4 giá trị so với thời kỳ sôi động, rất khó hấp thụ được khối lượng chứng khoán thế chấp/cầm cố.

Do vậy, khoản tiền cho khách hàng vay đang là khoản nợ khó có khả năng thu hồi, phải trích lập dự phòng và có thể gây ra "làn sóng" bán giải chấp đồng loạt.
Tác giả: DOANH NHÂN

07:11 | Posted in , , | Read More »

Truy trách nhiệm 20 lãnh đạo Vinashin

(VEF.VN) – Những sai phạm của Vinashin đã ảnh hưởng tới tín nhiệm của Việt Nam trên thị trường vốn quốc tế, Thanh tra Chính phủ vừa có kết luận. Cơ quan này cũng liệt kê 20 cán bộ lãnh đạo Vinashin phải chịu trách nhiệm về sự thua lỗ của Tập đoàn này.
Thanh tra Chính phủ vừa có kết luận về việc chấp hành chính sách, pháp luật tại Tập đòan Công nghiệp tàu thủy Vinashin. Đầu tư dàn trải tùy tiện và không hiệu quả là nhận định đầu tiên của cơ quan này.

Từ cuối năm 2005 đến nay, Tập đoàn Vinashin đã huy động khoản vay cả dài hạn, ngắn hạn tính tới 30/6 là trên 70.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, khoản vốn này đã được Tập đoàn sử dụng tùy tiện, vi phạm các qui định pháp luật để lại hậu quả nghiêm trọng. Hệ lụy là Tập đoàn đã không tăng cường kịp thời năng lực đóng tàu theo đúng chủ trương của Chính phủ. Điều này đã lý giải cho hiện trạng từ cuối năm 2007, Vinashin rơi vào tình trạng không đủ năng lực cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ tay nghề, quản lý và tiềm lực tài chính để thực hiện các hợp đồng đã ký.

Nhiều hợp đồng bị hủy mà không phải do khủng hoảng xảy ra. Nhiều khách hàng đã nhân nhượng, chia sẻ với Tập đoàn này bằng việc cho chấp thuận gia hạn hợp đồng giao hàng, song Vinashin lại là người vi phạm giao kết hợp đồng với khách hàng trong và ngòai nước, dẫn tới phải hủy quá nhiều hợp đồng đóng tàu. Kèm theo đó, Tập đoàn này buộc phải chấp nhận trả lãi tiền đặc cọc và bị phạt vi phạm hợp đồng, thiệt hại hơn 1.000 tỷ đồng.

Tập đoàn đã không cân đối được dòng tiền trả nợ vay trong ngắn hạn và dài hạn, mất khả năng thanh toán nợ đến hạn. Sự yếu kém đó đã ảnh hưởng lớn tới hoạt động của nhiều ngân hàng, tổ chức tín dụng trong nước và ảnh hưởng tới cả tín nhiệm của Chính phủ trên thị trường quốc tế.

Mất vốn Nhà nước tới 5.000 tỷ đồng
Thanh tra Chính phủ cho biết, về tải sản và nguồn vốn, theo báo cáo tài chính đã kiểm toán, giá trị tài sản và nguồn vốn của Vinashin tại thời điểm 31/12/2008 là 102.536 tỷ đồng. Nếu loại trừ công nợ nội bộ, giá trị nguồn vốn và tài sản của Vinashin chỉ còn 92.575 tỷ đồng. Nợ phải trả là 86.745 tỷ đồng.

Tuy nhiên, số lỗ của Vinashin trong năm 2009 là năm xảy ra khủng hoảng, Thanh tra Chính phủ đưa ra con số lớn hơn nhiều so với kết quả kiểm toán

Theo đó, kiểm toán báo cáo tài chính năm 2009 chỉ xác định số lỗ là 1.682,5 tỷ đồng nhưng cơ quan thanh tra cho rằng, thực chất là 4.985,16 tỷ đồng, tăng thêm 3.302,66 tỷ đồng.

Trong đó, lỗ 848 tỷ đồng do yếu tố chi phí như: chi phí chưa phân bổ hết đối với những hợp đồng đã đóng tàu hoàn thành, bàn giao cho chủ tàu là 114 tỷ đồng. Chi phí phải trả cho các công ty quản lý tàu chưa ghi nhậ là 57 tỷ đồng, chi phí khấu hao, tài sản cố định mà Tập đoàn chưa trích là 527 tỷ đồng, các khoản chi phí trả trước dài hạn chưa phân bổ là 151 tỷ đồng.

Tuy vậy, khoản lỗ lớn tăng thêm chủ yếu do khoản chênh lệch tỷ giá phát sinh từ việc đánh giá lại tài sản và nợ phả trả dài hạn bằng tiền là 2.455 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, cơ quan thanh tra cũng cảnh báo, có những khoản chưa ghi nhận là lỗ nhưng giờ phải đặc biệt lưu ý vì khả năng trở thành lỗ là tiềm tàng, hiện thực. Đó là khoản 2/787 tỷ đồng chi phí sản xuất kinh doanh dở dang của những hơp đồng đã bị hủy, chênh lệch các khỏan phải thu nội bộ nhưng không xác định được đối tượng phải thu là 4.688 tỷ đồng và khoản 1.035 tỷ đồng bị phạt hợp đồng.

Thanh tra Chính phủ xác định, đến thời điểm 31/12/2009, Vinashin đã không bảo toàn vốn được giao, làm thâm hụt mất gần 5000 tỷ đồng vốn điều lệ Nhà nước cấp.


20 lãnh đạo Vinashin sai phạm
Theo bản đánh giá của Thanh tra Chính phủ, điểm khởi phát cho những sai phạm yếu kém của Tập đoàn này chính là một thể chế tổ chức đồ sộ, đa dạng, phức tạp trong các mối quan hệ kinh tế phụ thuộc, độc lập, đan xen, trong khi đó, lại thiếu, buông lỏng quản lý. Và nguyên nhân chính là bắt đầu từ sự thiếu trách nhiệm, không thực hiện đúng Quyết định của Thủ tướng của HĐQT công ty mẹ.

Gần 5 năm qua, công ty mẹ của Tập đoàn vẫn hoạt động theo Điều lệ “cũ”, theo Quy chế tài chính “cũ” của thời kỳ trước khi lên tập đoàn năm 2006 trở về trước. Đồng thời, đơn vị cũng không thực hiện việc đề xuất, bổ nhiệm, hoặc thuê Tổng giám đốc mà để chủ tịch HĐQT kiêm chức Tổng giám đốc kéo dài trong nhiều năm.

Chỉ trong một thời gian ngắn, nhất là năm 2007, Vinashin đã thành lập, sáp nhập thêm quá nhiều công ty con, số lượng tăng thêm trên 200 doanh nghiệp, song, nhiều đơn vị con này lại ra đời không phải do nhu cầu tăng cường năng lực ngành chính là đóng tàu. Có nhiều trường hợp ở các công ty con đã có vi phạm nghiêm trọng về qui định tổ chức nhân sự, quản lý vốn, tài sản.

Hầu hết các qui định quản lý trong Tập đoàn đều ở tình trạng buông lỏng như Điều lệ tổ chức hoạt động, quy chế quản lý tài chính, tổng giám đốc điều hành, quy chế, quy trình trong quản lý cán bộ, tiền, tài sản.

Phân tích về các nguyên nhân, cơ quan thanh tra nhấn mạnh lãnh đạo Tập đoàn, trước hết là HĐQT và người đứng đầu đã có khuyết điểm sai phạm trong tổ chức, quản lý điều hành Tập đoàn. Trình độ cán bộ lãnh đạo không đáp ứng yêu cầu quản trị của một Tập đoàn kinh tế lớn. Đặc biệt, người đứng đầu và một số cá nhân hạn chế về năng lực, thiếu trách nhiệm, tùy tiện, báo cáo không trung thực, cố ý làm trái vi phạm pháp luật.

Về trách nhiệm, Thanh tra Chính phủ cho rằng ông Phạm Thanh Bình và các thành viên HĐQT tập đoàn giai đoạn 2006- 30/6/2010 phải chịu trách nhiệm về các vấn đề yếu kém trên. Theo đó, ngoài ông Bình, các thành viên HĐQT phải chịu trách nhiệm về sự đổ vỡ của Tập đòan là: Ông Ngô Thế Việt, Chu Thế Hưng, Hồ Ngọc Tùng, Nguyễn Đức Thận, Trần Văn Liêm, Đỗ Thành Hưng, Lưu Quyết Thắng, Trần Quang Vũ.

Trong đó, ông Vũ phải chịu trách nhiệm cá nhân về việc thanh lý tàu Bạch Đằng Giang và những sai phạm dẫn tới thua lỗ lớn ở Tổng công ty Nam Triệu. Ông Tùng là Tổng giám đốc Tài chính Tập đoàn, Trưởng ban Kiểm soát.

Ngoài ra, các cá nhân khác là Tổng giám đốc kinh doanh Nguyễn Quốc Ánh, Tổng giám đốc đầu tư Lê Lộc, Kế toán trưởng, Trưởng ban tài chính kế toàn Đỗ Văn Phệch, các trưởng ban Kế hoạch đầu tư qua các thời kỳ là Nguyễn Hữu Ngọc và Lê Anh Tuấn, trưởng ban kinh doanh đối ngoại là Phạm Thu Hằng.

Cũng theo kết luận của Thanh tra, ông Phạm Thanh Bình còn phải chịu trách nhiệm cụ thể với các sai phạm như thực hiện dự án mua tàu Hoa Sen, xây dựng nhà máy nhiệt điện sông Hồng, sử dụng nguồn vay lại trái phiếu quốc tế của Chính phủ mua lại nợ từ ngân hàng BIDV, trong đó nhiều khoản là nợ xấu. Ngoài ra còn có những sai phạm trong việc chuyển nhượng cổ phần Ngân hàng Nhà Hà Nội, việc đầu tư mua cổ phần của Công ty CP đầu tư và vận tải dầu khí Vinashin, mua cổ phần của Tập đoàn Bảo Việt, tiếp quản Công ty Vật tư tổng hợp Yên Bái, quyết định cử ông Nguyễn Tuấn Dương làm chủ tịch HĐQT công ty Cửu Long do vợ ông Dương tham gia sáng lập, đầu tư dự án nhà máy đóng tàu Dung Quất giai đoạn 1. Ông Dương nguyên là chủ tịch kiêm TGĐ cty thép Cái Lân.

Ngoài ra, nhiều cá nhân ở các công ty con của Vinashin cũng phải chịu trách nhiệm cụ thể ở từng vụ việc.  Theo Thanh tra Chính phủ xác định, liên quan công ty CP CNTT Hòang Anh lâm vào tình trạng mất vốn và khả năng thanh toán hiện nay là trách nhiệm của ông Ngô Tùng Lâm, nguyên chủ tịch HĐQT Tcty và ông Lưu Văn Hợp, Trưởng ban kiểm soát Tập đoàn Vinashin.

Trong đó, trực tiếp nguyên TGĐ Nguyễn Văn Tuyên đã cố ý làm trái qui định về việc góp vốn thành lập do bản thân ông Tuyên và các anh em ruột thành lập. Tiêu biểu nhất là việc phê duyệt 4 dự án có chi phí đã đầu tư là 87,31 tỷ đồng với các sai phạm như chia nhỏ các dự án nhóm A để trình Tập đòan và tự duyệt, tự ký ký hợp đồng tổng thầu mà không đấu thấu… Các “nhân vật” chủ chốt của Cty Viễn dương Vinashin cũng bị nêu tên như bà Trịnh Thị Hậu, Hoàng Gia Hiệp đối với công ty Biển Đông, ông Vũ Xuân Bão đối với công ty Bạch Đằng.

Thanh tra kiến nghị Tập đoàn Vinashin phối hợp với Tập đoàn Dầu khí và Tổng công ty hàng hải thu hòi 615 tỷ đồng chi sai cho các công ty thành viên, giảm trừ 138 tỷ đồng khi nghiệm thu quyết toán một số dự án, giảm dự toán một số gói thầu ở các Tổng công ty Phà Rừng, Hạ Long, Cam Ranh- Nha Trang và Bạch Đằng.

Sau kết quả thanh tra, cơ quan này đã chuyển hồ sơ 7 vụ việc sang Bộ Công an tiếp tục điều tra xử lý.

Đến nay, Vinashin đang trong quá trình tái cơ cấu theo quyết định của Thủ tướng. Trong các kiến nghị của cơ quan thanh tra, ngoài việc rà soát, chấn chính vấn đề tài chính, tổ chức đáng chú ý nhất là đề xuất tới Chính phủ cần có tổng kết thí điểm việc thành lập cái Tập đoàn kinh tế Nhà nước qua sự việc của Vinashin. Trong đó, những vấn đề cần được đút rút là việc giao quyền tự chủ cho HĐQT Tập đoàn lớn nhưng chưa có cơ chế kiểm soát tương ứng, công ty mẹ cấp tín dụng nhưng không có cơ cấu tổ chức của tổ chức tín dụng, các hoạt động quản lý, ủy thác vay vốn giữa công ty mẹ và công ty tài chính trong Tập đoàn, việc thành lập các công ty cấp 3, cấp 4 của tập đoàn.

7 vụ việc ở Vinashin chuyển bộ Công an xử lý

Với một loại sai phạm ở Vinsahin, Thanh tra Chính phủ đã chuyển hồ sơ 7 vụ việc có dấu hiệu cấu thành tội phạm hình sự sang Bộ Công an, bao gồm:

- Vụ việc cố ý làm trái và thiếu trách nhiệm trong việc dùng 1000 tỷ đồng từ nguồn trái phiếu quốc tế để mua nợ từ BIDV.

- Vụ thiếu trách nhiệm, cố ý làm trái trong dự án Nhà máy đóng tàu Dung Quất giai đoạn 1, gây thiệt hại 59 tỷ đồng tiền thuế nộp cho nhà thầu nước ngoài và thiệt hại do không phạt nhà thầu nước ngoài vi phạm hợp đồng

- Vụ thiếu trách nhiệm và có dấu hiệu tham nhũng trong chuyển nhượng cổ phiếu ngân hàng nhà Hà Nội.

- Vụ việc cố ý lam trái qui định, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng trong các tổ chức doanh nghiệp của ông Ngô Tùng Lâm, nguyên CT HĐQT Công ty CP CNTT Hoàng Anh, Lưu Văn Hợp, ủy viên HĐQT công ty CP Hoàng Anh, Trưởng ban Kiểm soát Tập đoàn Vinashin, ông Nguyễn Văn Tuyên, nguyên TGĐ công ty Hoàng Anh.

- Vụ cố ý làm trái qui định Nhà nước về đầu tư sử dụng vốn vay 300 tỷ đồng của Tập đoàn sai mục đích, dẫn đến nợ quá hạn, có khả năng mất vốn đối với Ông Nguyễn Tuấn Dương, nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư Cửu Long.

- Vụ làm trái qui định Nhà nước trong quản lý đầu tư xây dựng, gây thất thoát số tiền lớn tại dự án Khu công nghiệp tàu thủy Lai Vu

- Vụ sai phạm đầu tư, gây thiệt hại nghiêm trọng tại công ty CNTT Cái Lân: dự án san lấp giai đoạn 1, khu kinh tế Hải Hà, dự án đóng mới tàu khách 200 chỗ, việc thiệt hai 4,3 tỷ đồng tiền đặt cọt cho công ty Cổ phần Phương Trinh mua ôtô tải sản lấp, việc cho công ty CP Cửu Long Vinashin vay 13 tỷ đồng dẫn tới khả năng mất vốn.

Bên cạnh đó, cơ quan Thanh tra Chính phủ cũng đề nghị Bộ Công an giao nghiên cứu, thu thập bổ sung tài liệu cần thiết để nếu đủ điều kiện thì điều tra, xử lý theo qui định, cụ thể 4 dự án: Cố ý làm trái gây thiệt hại trong hợp đồng tư vấn Dự án mua tàu Enery của công ty Vận tải Biển Đông; Tthiếu trách nhiệm làm trái chỉ đạo của Thủ tướng trong việc tiếp nhận công ty Vật tư tổng hợp Yên Bái; Đầu tư mua cổ phàn của công ty CP đầu tư và vận tải Dầu khí có dấu hiệu che dấu, biển thủ 318 tỷ đồng; Cố ý làm trái qui định trong đầu tư, quản lý tài chính, gẫn tới lãng phí trong sử dụng gần 1000 tỷ đồng vốn đầu tư tại 2 dự án của nhà máy đóng tàu Bến Thủy.

07:08 | Posted in , , | Read More »

Từ 01/08, phạt đến 30 triệu khi giả mạo, khai man chứng từ, báo cáo tài chính


Ngày 26/05/2011, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 39/2011/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 185/2004/NĐ-CP ngày 04/11/2004 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán.
Có thể bị xử phạt đến 30 triệu đồng đối với các hành vi giả mạo, khai man chứng từ kế toán
Có thể bị xử phạt đến 30 triệu đồng đối với các hành vi giả mạo, khai man chứng từ kế toán
 Theo đó, mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, cá nhân, tổ chức phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 30 triệu đồng. Ngoài ra, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm còn có thể bị áp dụng hình thức phạt bổ sung.
Cụ thể, có thể bị xử phạt đến 30 triệu đồng đối với các hành vi: giả mạo, khai man chứng từ kế toán; thỏa thuận hoặc ép buộc người khác giả mạo, khai man chứng từ kế toán; lập chứng từ kế toán có nội dung các liên không giống nhau; không lập chứng từ kế toán khi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh; hủy bỏ hoặc cố ý làm hư hỏng chứng từ kế toán. Đối với hành vi không lập hóa đơn bán hàng theo quy định, phạt tiền là từ 20 đến 30 triệu đồng. Các hành vi mở sổ kế toán ngoài hệ thống sổ kế toán chính thức của đơn vị; giả mạo sổ kế toán; thỏa thuận hoặc ép buộc người khác giả mạo sổ kế toán; cố ý để ngoài sổ kế toán tài sản của đơn vị hoặc tài sản liên quan; hủy bỏ trước hạn hoặc có ý làm hư hỏng sổ kế toán đều bị phạt từ 15 đến 30 triệu đồng.
Nghị định cũng quy định rõ mức phạt đối với các vi phạm hành chính về báo cáo tài chính. Cụ thể, phạt tiền từ 5 đến 15 triệu đồng đối với các trường hợp: không lập báo cáo tài chính hoặc lập báo cáo tài chính không đầy đủ nội dung; lập và trình bày báo cáo tài chính không đúng phương pháp; không rõ ràng; không nhất quán; nộp báo cáo tài chính chậm từ 01 đến 03 tháng. Doanh nghiệp nộp báo cáo tài chính chậm quá 03 tháng; lập báo cáo tài chính không đúng với số liệu trên sổ kế toán và chứng từ kế toán; giả mạo báo cáo tài chính, khai man số liệu trên báo cáo tài chính sẽ bị phạt từ 15 đến 30 triệu đồng.
Ngoài ra, Nghị định cũng quy định hành vi vi phạm trong việc tổ chức bồi dưỡng, cấp chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng; vi phạm quy định về báo cáo quyết toán vào danh sách các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán và quy định tăng mức phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính khác…
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/08/2011; những quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán trước đây trái với Nghị định này đều bị bãi bỏ./.
* Xem chi tiết Nghị định số 39/2011/NĐ-CP tại đây./.
 BBT
(Theo bacgiang.gov.vn)

18:10 | Posted in , , | Read More »

Mazda BT50 - Thân Nhật hồn Mỹ


(Dân trí) - Trong cabin xe bán tải Mazda BT50, bạn dễ nhầm tưởng đang ngồi trên một chiếc Ford Everest hay Ranger…
 >> Nét lạ từ xe bán tải của Mazda
Sự giống nhau ở nội thất xe Mazda với xe Ford dễ gây nhầm lẫn, dù đến thời điểm này, mối quan hệ giữa hai hãng đã nhạt đi nhiều so với thời Ford còn nắm quyền điều hành hãng xe Nhật Bản…
 
 
Vinamazda, nhà phân phối chính thức của thương hiệu Mazda tại Việt Nam, đã nhập khẩu mới nguyên chiếc mẫu BT50 từ Thái Lan, với một phiên bản duy nhất sử dụng động cơ dầu turbo 3.0L cùng hộp số sàn 5 cấp.
 
Xe có kích thước 5.169 x 1.807 x 1.762mm (dài, rộng, cao), chiều dài cơ sở 3.000mm, bán kính vòng quay tối thiểu 6,3m, khoảng sáng gầm xe 207mm, bình nhiên liệu 70 lít.
 
Bản Mazda BT50 nhập khẩu chính hãng về Việt Nam sử dụng động cơ dầu I4, DOHC với hệ thống tăng áp và hệ thống làm mát khí nạp, dung tích 2.953cc, cho công suất tối đa 154 mã lực tại 3.200 vòng/phút, momen xoắn cực đại 380 Nm tại 1.800 vòng/phút.


Xe này sử dụng hệ thống giảm xóc trước kiểu độc lập với thanh giằng đôi cùng lò xo xoắn, hệ thống giảm xóc sau với lá nhíp. BT50 có hệ thống gài cầu cơ cùng hệ thống phanh đĩa phía trước và phanh tang trống phía sau, hệ thống phanh này được hỗ trợ hệ thống chống bó cứng phanh ABS.
 
Trang bị nội thất cho chiếc pick-up 5 chỗ ngồi này gồm: hai hàng ghế nỉ (ghế trước có trang trí thêm những miếng da), hàng ghế lái điều chỉnh cơ (có trang bị túi khí cho cả hai chỗ ngồi), điều hòa chỉnh cơ, hệ thống gương chiếu hậu điều chỉnh điện, tay lái trợ lực thủy lực… Một số chi tiết mạ crôm trên xe bao gồm: tay nắm cửa, chắn gương chiếu hậu, bệ lên xuống (trang bị tiêu chuẩn), mặt nạ tản nhiệt…

 
 


 


 
 
Trang bị giải trí bao gồm hệ thống CD 1 ổ đĩa có hỗ trợ MP3, AUX và 4 loa













Xe sử dụng bộ mâm hợp kim đúc 16” và cỡ lốp 245/70
 



 
Mazda BT50 có 5 màu: đen, nâu, trắng, ghi, và bạc, được bán với giá 604 triệu đồng (đã bao gồm thuế nhập khẩu và thuế GTGT).
 
Việt Hưng

06:58 | Posted in , , | Read More »